Chính sách biến chất tôn giáo của CSVN
Chính
sách biến chất tôn giáo của CSVN
Bài thuyết trình trong Lễ Vinh Danh
và Trao Giải Tự do Tôn giáo Nguyễn Kim Điền 2019
cho Hòa Thượng Thích Không Tánh
và Mục sư Nguyễn Hồng Quang
được tổ chức tại Seattle, Washington,
ngày 16/6/2019
và Trao Giải Tự do Tôn giáo Nguyễn Kim Điền 2019
cho Hòa Thượng Thích Không Tánh
và Mục sư Nguyễn Hồng Quang
được tổ chức tại Seattle, Washington,
ngày 16/6/2019
Kính
thưa Quý Linh mục, Quý Đại diện các Tôn giáo, Quý Vị trong Ban Tổ chức, cùng tất
cả Quý Quan Khách và Quý Vị đang hiện diện tại đây,
Trước
hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Tổ chức đã tạo điều kiện để tôi có dịp
trình bày quan điểm của tôi về chủ trương và chính sách của Nhà cầm quyền CSVN
đối với các tôn giáo hiện nay.
Kính
thưa Quý Vị,
Tình
trạng đàn áp tôn giáo và đấu tranh cho tự do tôn giáo, chắc chắn Quý Vị đã nghe
nhiều người trình bày về những cách, những nơi, những nhóm tôn giáo bị đàn áp,
nhất là tại những vùng sâu vùng xa như Sơn La, Lai Châu, và đặc biệt là những
dân tộc thiểu số như người Mường, người Mán, v.v... ở Miền Bắc, hay những dân tộc
như Eđê, Gia-Rai, v.v... ở Tây Nguyên.
Trước
khi đi vào chủ đề chính tôi muốn nói hôm nay, là chính sách biến chất tôn giáo
của CSVN mà họ mới áp dụng chừng một hai thập niên thôi, tôi muốn xác định tại
sao cộng sản lại chủ trương tiêu diệt và đàn áp tôn giáo, coi tôn giáo
là kẻ thù của họ.
Kính
thưa Quý Vị,
Trong
các quốc gia dân chủ trên thế giới, tôn giáo là một lực lượng quan trọng góp
phần xây dựng đất nước về mặt tâm linh, tinh thần, đạo lý, rất cần thiết
cho sự tồn tại và phát triển đất nước. Vì thế, tôn giáo chỉ có lợi chứ không có hại
gì cho quốc gia dân tộc cả. Vậy thì tại sao cộng sản lại luôn luôn coi tôn giáo
như kẻ thù và luôn luôn muốn tiêu diệt tôn giáo?
Theo
tôi, có hai lý do: lý do chính yếu, đó là chủ trương mục
đích biện minh cho phương tiện của họ, nghĩa là để đạt mục đích bảo vệ
chế độ độc tài hầu họ có thể cai trị đất nước vô thời hạn, họ sẵn
sàng làm bất kỳ điều ác nào, cho dù là bán nước, cho dù gây đau khổ cho
toàn dân tộc. Lý do thứ hai là chủ trương vô thần của họ, khiến họ
cảm thấy không có gì phải sợ khi làm ác cả. Người hữu thần thì sợ làm ác vì tin
chắc chắn rằng làm ác sẽ có hậu quả xấu, nếu không diễn ra ở đời này thì chắc
chắn phải xảy ra ở đời sau hay kiếp sau. Còn người vô thần thì cho rằng chết là
hết, có ác cách mấy thì chết là hết chuyện, nên làm ác không có gì phải sợ cả.
Kính
thưa Quý Vị, trong khi người cộng sản sẵn sàng làm bất kỳ điều ác nào, thì mọi tôn
giáo đều chủ trương phải hành thiện và chống ác, phải cổ võ cho công bằng
xã hội và phải chống lại tất cả mọi hình thức bất công xã hội.
Thật
vậy, lương tâm của những người thuần thành trong các tôn giáo buộc họ phải lên
tiếng chống lại những điều ác, nhất là những điều ác ấy ảnh hưởng đến cả một
dân tộc. Thánh Kinh trong cuốn Châm Ngôn có viết: «Con hãy mở miệng nói thay cho người câm, và biện hộ cho mọi người bất hạnh.
Hãy mở miệng xét xử thật công minh, biện hộ cho những kẻ nghèo nàn khốn khổ»
(sách Cn 31,8-9). Theo thánh Giacôbê, thì sự im lặng thụ động trong trường hợp ấy
là tội lỗi, thánh nhân viết: «Kẻ nào biết
làm điều tốt mà không chịu làm thì mắc tội» (Thư Gc 4,17). Chính Đức Giáo
Hoàng Bênêđictô 16, trong tác phẩm «Muối
cho đời», tại Chương 1 nói về các Giám mục và Hồng Y, trang 85, cũng nói thẳng
rằng những vị lãnh đạo tôn giáo mà im lặng trước những tội ác lan tràn trong xã
hội là «những con chó câm», nghĩa là
những con chó thấy trộm vào nhà mà không chịu sủa. Có thể nói, một cách nào đấy,
đó là những con chó phản chủ, hay là đồng lõa với kẻ trộm.
Như
vậy, ngay từ trong lý thuyết, tôn giáo đã bất lợi cho bản chất ác độc
của chế độ cộng sản. Nhưng điều họ sợ nhất, là tôn giáo quy tụ được rất đông người
theo tôn giáo một cách nhiệt thành, và rất nhiều tín đồ tôn giáo sẵn sàng sống
chết cho tôn giáo của mình. Đối với các tín đồ của mọi tôn giáo, trung thành với
tôn giáo của mình là chuyện tối quan trọng. Do đó, tôn giáo với lực lượng đông
đảo và nhiệt thành như vậy mà chống lại điều ác, thì đương nhiên là một lực
lượng vô cùng hùng mạnh cản trở họ thực hiện mục đích bảo vệ chế độ độc
tài của họ, không cho phép họ tự do làm điều ác để đạt được điều họ muốn đạt tới.
Vì thế, họ chủ trương phải tiêu diệt tôn giáo bằng bất cứ
giá nào.
Nhưng
sau nhiều thập kỷ, dù đã nỗ lực tìm đủ mọi cách tiêu diệt các tôn giáo (bằng khủng
bố, nhà tù, bằng sách nhiễu, dọa nạt, dụ dỗ, bằng pháp luật, tòa án, v.v...), họ
vẫn không
thành công, các tôn giáo không những vẫn tồn tại mà còn phát triển
nữa. Vì thế, cộng sản đã thay đổi chiến thuật đối với các tôn
giáo, và hiện nay họ đang thành công.
Vậy
thì thưa Quý Vị, họ đổi chiến thuật thế nào? Chiến thuật mới của họ là gì?
Thưa:
thay vì tiêu diệt các tôn giáo, cộng sản tìm cách biến chất các tôn giáo,
nghĩa là biến các tôn giáo từ những lực lượng có hại cho họ thành
những lực lượng vô hại hoặc có lợi cho họ. Bằng cách nào? Thưa, bằng
cách làm cho các tôn giáo bị tha hóa, biến các tôn giáo chỉ còn cái vỏ bề ngoài là tôn
giáo, nhưng thực chất không còn là tôn giáo đúng nghĩa nữa. Tương tự như một
quả trứng rỗng ruột hoặc quả trứng bị ung thối bên trong, nhìn vào thì ai cũng
thấy đó đúng là quả trứng, nhưng thực tế nó không còn là quả trứng đúng nghĩa nữa.
Hay như một con mèo đã bị cắt hết móng vuốt, đã bị nhổ hết răng, nên lũ chuột
trong nhà tha hồ phá phách, con mèo không hề phản ứng như bản chất ắt có của bất
kỳ con mèo đúng nghĩa nào, đó là bắt chuột.
Vậy
thì cộng sản tiến hành biến chất tôn giáo như thế nào? Thưa bằng cách sử dụng
một chiến thuật cũ rích nhưng rất hữu hiệu, đó là chiến thuật «cây gậy và củ cà rốt», áp dụng chủ yếu
cho những vị lãnh đạo tôn giáo. Vì các tín đồ tôn giáo hầu như luôn luôn tin tưởng
và làm theo sự điều hành của các vị lãnh đạo. Chiến thuật «cây gậy và củ cà rốt» được áp dụng như sau:
Những
vị lãnh đạo tôn giáo nào chấp nhận vâng lời nhà nước hơn vâng lời lương tâm hay
vâng lời Thiên Chúa, nghĩa là dù nhà nước hay chế độ có tàn ác tới đâu,
có gây bất công tới đâu, thì cứ hoàn toàn im lặng, không phản ứng hay phản đối
gì cả, cho dù sự im lặng ấy có trái với tiếng lương tâm hay trái với ý muốn của
Thiên Chúa, thì cũng phải coi trọng ý muốn của chế độ hơn.
Và
nếu ai ưu tiên coi ý muốn của chế độ hơn, thì sẽ được chế độ ưu đãi. Hỏi: Ưu
đãi thế nào? Thưa: họ sẽ được nhà nước tạo đủ mọi điều kiện để thăng tiến bản thân
trong giáo hội hay tôn giáo của họ, vì hiện nay, mọi việc phong chức hay tấn
phong ai vào một vị trí nào đó trong tôn giáo, đều phải được chế độ chấp nhận.
Tôn giáo chỉ có quyền đề nghị, còn họ thì có quyền veto, nghĩa là chấp nhận hay
không chấp nhận, khiến việc phong chức hay tấn phong ai, tùy thuộc
vào nhà nước hơn là vào các tôn giáo. Thậm chí trong Phật giáo Quốc
Doanh, nhiều ngôi chùa được nhà nước chỉ định vị chủ trì là sĩ quan công an.
Ngoài
ra, mọi sinh hoạt tôn giáo hay hoạt động mục vụ của những vị lãnh đạo tuân phục
chế độ đều được dễ dàng, muốn xuất ngoại, muốn xây nhà thờ hay xây chùa lớn cỡ
nào cũng có thể được nhà nước ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi.
Còn
trái lại, những vị lãnh đạo tôn giáo nào không chịu vâng phục nhà nước hay chế
độ, mà cứ sống theo đúng theo lương tâm, đúng theo bản chất của tôn giáo là chống
ác, chống bất công, không chấp nhận im lặng thụ động trước những tội ác tày trời
của chế độ, mà cứ lên tiếng nói sự thật về chế độ, như Hòa Thượng Thích
Không Tánh hay Mục sư Nguyễn Hồng Quang mà chúng ta vinh danh và trao giải hôm
nay, thì sao? − Thưa, họ sẽ bị đàn áp, trừng trị. Đàn áp hay
trừng trị thế nào thì Quý Vị đã biết cả rồi, vì thời lượng có hạn tôi không cần
kể ra làm gì.
Song
song với chiến thuật «cây gậy và củ cà rốt»,
cộng sản muốn các tôn giáo có một cái vỏ bên ngoài thật đẹp,
nhưng cái ruột bên trong không còn là một tôn giáo đúng với bản chất phải có
của tôn giáo nữa. Vì thế, họ khuyến khích và tạo điều kiện dễ dàng cho
những vị lãnh đạo tôn giáo nào thần phục họ được xây chùa xây nhà thờ thật
nguy nga, được tổ chức các lễ hội thật linh đình, trang trọng, với thật
đông người tham dự, mà quên đi mục đích chính hay bản chất của tôn
giáo là «khuyến thiện, chống ác»,
là đòi hỏi công bằng xã hội, chống mọi hình thức bất công xã hội.
Tôn
giáo, theo ý muốn của người cộng sản, chỉ còn mang tính hương nguyện hay lễ hội,
những sinh hoạt chính yếu của tôn giáo chỉ là những nghi thức như cầu nguyện, lễ
lạc, rước sách linh đình… không còn chức năng giáo dục lương tâm quần
chúng, không còn giúp các tín đồ ý thức trách nhiệm bảo vệ thực chất của tôn
giáo của mình, và trách nhiệm đối với quê hương dân tộc nữa. Dân chúng
và ngay cả các vị lãnh đạo tôn giáo bị lôi cuốn chỉ quan tâm đến những hình thức
tôn giáo bên ngoài, để trở nên vô cảm với sự ác và bất công đang lan
tràn trong xã hội, vô cảm vô tâm trước nguy cơ mất nước dù đã rất cận kề.
Chiến
thuật «cây gậy và củ cà rốt» không chỉ
được chế độ áp dụng cho các vị lãnh đạo tôn giáo trong nước, mà cho cả những
vị lãnh đạo tôn giáo Việt Nam
ở hải ngoại nữa. Những vị nào im lặng trước những tội ác của cộng sản,
thì sẽ được cấp visa dễ dàng để về Việt Nam thăm gia đình, được tạo
điều kiện để sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam, v.v... Còn vị nào dám tố cáo
những tội ác cộng sản, gây ý thức trách nhiệm cho tín đồ của
mình trước vận mệnh của quốc gia dân tộc, thì bị gây khó dễ khi về nước, thậm chí còn
bị bách hại nữa. Vì thế, những nhóm tôn giáo tại hải ngoại do những vị
lãnh đạo tôn giáo thần phục chế độ, cũng trở thành những tôn giáo thuần túy lễ hội,
không còn là tôn giáo đúng với bản chất phải có của tôn giáo nữa.
Khi
tôn giáo chỉ còn cái vỏ thật đẹp bên ngoài, với những lễ hội hay những sinh hoạt
tôn giáo với hàng trăm vị lãnh đạo tôn giáo và hàng ngàn hay chục ngàn tín đồ
tham dự, người cộng sản muốn thế giới lầm tưởng rằng Việt Nam hoàn toàn
có tự do tôn giáo. Thế giới khó lòng mà biết được những nhóm tôn giáo
được tự do như thế đã bị ít nhiều biến chất, họ đã phải đổi sự
tự do và những ưu đãi của chế độ bằng sự im lặng thụ động trước những tội
ác và bất công đang tràn lan trong xã hội, trước những cảnh đau khổ tận cùng của
đồng bào.
Mục
đích của CSVN trong chính sách biến chất các tôn giáo
là biến các tôn giáo trở thành những tôn giáo thuần túy lễ hội, các
tín đồ trong các lễ hội nhiều khi được tổ chức rất linh đình, chỉ còn biết cầu
xin các thần linh mà họ tin tưởng, rồi phó mặc mọi sự cho thần linh. Từ đó, tôn
giáo trở thành «thuốc phiện» đúng
như Karl Marx, ông tổ của cộng sản, đã định tính về tôn giáo. Tôn giáo lúc đó
có tác dụng ru ngủ các tín đồ, khiến họ không còn ý thức đấu tranh chống lại
tội ác, chống bất công, chống giả dối nữa. Những chức sắc hay tín đồ
nào chống
lại sự ác do chế độ gây ra đều bị chụp mũ là làm chính trị. Và nguyên tắc
tôn
giáo không được làm chính trị sẽ biện minh cho sự im lặng thụ động của
tôn giáo trước những tội ác do chế độ gây nên.
Hiện
nay, như chúng ta đã thấy, chính sách biến chất các tôn giáo của chế độ cộng sản,
phải nói là đã khá thành công.
Kính
thưa Quý Vị, đáng lẽ còn nhiều điều phải nói, nhưng vì thời lượng có hạn, tôi
xin kết thúc tại đây. Xin cảm ơn Quý Vị đã lắng nghe. Kính chào Quý Vị.
Nguyễn
Chính Kết
Comments
Post a Comment