Linh Đạo _ III. Linh đạo của Phong trào
Linh
Đạo Phong trào
Giáo
dân Việt Nam Hải Ngoại
PTGDVNHN có mục đích giúp Giáo dân:
1)
Sống Đạo giữa đời
2)
Đem Đạo vào đời
3)
Hướng về Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam,
Bằng cách
−
nâng đỡ nhau trong tình anh chị em như trong một gia đình,
−
giúp nhau sống đích thực tinh thần Kitô giáo
ngay
trong môi trường gia đình và xã hội mình đang sống.
III.
Linh đạo của Phong trào
Giáo dân Việt Nam Hải
ngoại
A.
Linh đạo chuyên biệt của PTGDVNHN
Linh đạo của PTGDVNHN gồm hai phần:
– Phần chung với mọi Phong trào Giáo dân khác được trình bày trong phần
Linh Đạo Giáo Dân ở trên (số II). Đó chính là phần cốt yếu của Linh đạo
PTGDVNHN.
– Phần riêng biệt của PTGDVNHN được trình bày dưới đây.
PTGDVNHN là một trong những linh đạo đặc biệt dành cho giáo dân Việt Nam
đang sinh sống tại hải ngoại, theo tinh thần của Công Đồng Vatican II (1*) và
Tông Huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, nhằm mục đích giúp giáo dân:
____________________________________
(1*)
Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội «Ánh Sáng Muôn Dân», chương 4, nói rõ ràng về vị thế của người giáo
dân trong Giáo Hội. Và trong Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân, Công Đồng đã xác định
nền tảng, mục tiêu, môi trường, phương hướng hoạt động và hệ thống mà người
giáo dân phải theo trong đời sống và trong các hoạt động tông đồ của mình.
Ngoài
ra, Tông Huấn «Người Tín Hữu Giáo Dân»
của Đức Gioan-Phaolô II đã xác định ơn gọi và sứ mệnh của người giáo dân trong
Giáo Hội và giữa trần thế.Ý nghĩa căn bản của Thượng Hội đồng, và kết quả rất
quý giá và rất mong đợi của nó, là dẫn đưa tín hữu giáo dân đến lắng nghe Đức
Kitô đang mời gọi họ vào làm việc trong vườn nho của Ngài, và cộng tác một cách
hăng say đầy ý thức trách nhiệm trong sứ mệnh của Giáo hội, giữa giai đoạn vừa
rực rỡ cũng vừa bi thảm của lịch sử, trước ngưỡng cửa của đệ tam thiên niên.
Những hoàn cảnh đổi mới trong Giáo Hội cũng
như của thế giới, trong thực tại xã hội, kinh tế chính trị và văn hóa hôm nay
đòi hỏi một cách đặc biệt hoạt động của người tín hữu giáo dân. Nếu trước đây
ai làm ngơ bổn phán này là điều không thể chấp nhận được, thì hiện giờ thái độ
lại càng đáng bị khiển trách hơn. Không ai được phép ở không, không làm gì.
1. Sống tinh thần Phúc Âm giữa trần thế
Đây là mục đích quan trọng nhất của PTGDVNHN đã được trình bày ở trên
trong phần Linh Đạo Giáo Dân. Mục đích này gồm hai phần: 1) Sống
đạo giữa đời, và 2) Đem Đạo vào đời.
Những mục kế tiếp nhằm giúp các thành viên của Phong trào thực hiện mục
đích trên trong môi trường hải ngoại của các Kitô hữu Việt Nam.
2. Sống tinh thần gia đình: phục vụ,
giúp đỡ lẫn nhau để cùng phục vụ và giúp đỡ người khác
Phong trào khuyến khích các thành viên sống và đối xử với nhau như người
trong cùng một gia đình. Khi các thành viên cùng chung một lý tưởng nên thánh
với nhau, cùng muốn thực hiện tinh thần của Chúa Kitô (từ bỏ mình và sẵn sàng
vác thập giá để thể hiện tình yêu thương) thì rất dễ gắn bó yêu thương nhau như
Chúa Kitô đã truyền dạy (2*). Từ kinh nghiệm yêu thương, phục vụ và giúp đỡ
nhau trong nội bộ, các thành viên sẽ dễ dàng mở rộng vòng tay để cùng nhau yêu
thương, phục vụ và giúp đỡ người khác.
____________________________________
(2*)
Giới răn mới của Chúa Giêsu (xem Ga 13,34-35; x. 15,12; 1Ga 3,11; 3,23).
Cách giúp người của PTGDVNHN là giúp cách nào hữu hiệu và ích lợi nhất,
nghĩa là làm sao để người được giúp có thể tự lực hay tự giúp lấy chính mình (3*).
____________________________________
(3*)
Chẳng hạn, thay vì cho người ta cá thì tặng họ con cái cần câu, để họ có thể tự
câu lấy cá, thay vì biếu người ta tiền tiêu thì dạy cho họ một nghề kiếm ra
tiền.
3. Cùng nhau gánh vác việc chung
PTGDVNHN khuyến khích các thành viên ý thức về xã hội tính và Giáo Hội
tính của Phong Trào: cùng nhau gánh vác việc chung trong xã hội và Giáo Hội,
thăng tiến công thiện (4*), dấn thân xây dựng thế giới nhất là môi trường mình
sống theo đức tin, theo cách nhìn Kitô giáo.
____________________________________
(4*)
Công thiện (Common Good / Bien Commun) còn gọi là công ích, thiện ích chung, sự
lành chung. Công thiện được sách Giáo Lý Giáo Hội Công giáo định nghĩa: «là toàn bộ những điều kiện xã hội giúp cho
các nhóm người và từng người trong các nhóm ấy đạt được sự hoàn thiện một cách
dễ dàng trọn vẹn hơn» (GLGHCG §§1905,1912).
4. Hướng về Giáo Hội và Quê hương Việt
Nam
Hiện nay, Giáo Hội Việt Nam và Quê hương Việt Nam đang gặp rất nhiều khó
khăn dưới chế độ độc tài toàn trị thường chà đạp nhân quyền, cách riêng quyền
tự do tôn giáo. PTGDVNHN khuyến khích các thành viên nuôi dưỡng lòng yêu quê
hương đất nước, thường xuyên nghĩ đến những nhu cầu của Giáo Hội và Quê hương,
thông cảm với những nỗi khổ, những khó khăn của đồng bào trong nước. Cụ thể
nhất là ủng hộ và yểm trợ cụ thể những nỗ lực đấu tranh đòi tự do tôn giáo, đòi
nhân quyền của Giáo Hội và đồng bào trong nước (5*).
____________________________________
(5*)
Có nhiều cách yểm trợ, chẳng hạn như:
–
Yểm trợ tài chánh: Giúp đỡ tài chánh để Giáo Hội có phương tiện phát triển,
thực hiện những nhu cầu cần thiết; để những người đấu tranh nhân quyền trong
nước vốn bị bao vây kinh tế có phương tiện sinh sống và nuôi gia đình, hoặc để
thăm nuôi những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ…
–
Yểm trợ thông tin: Giúp đồng bào trong nước biết những thông tin cần thiết về
Giáo Hội, về những đàn áp nhân quyền, về cuộc đấu tranh trong nước và hải
ngoại...
–
Yểm trợ chính trị: Vận động chính giới để áp lực nhà cầm quyền CSVN tôn trọng
nhân quyền, ký tên vào những thỉnh nguyện thư, tham gia những cuộc biểu tình
tại hải ngoại để lên tiếng thay cho đồng bào trong nước bị bịt miệng, v.v...
Comments
Post a Comment