Posts

Showing posts from October, 2018

PTGDVNHN-la-gi

Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại là gì? ( Tên tiếng Anh: Movement of the Vietnamese Laity in Diaspora) Đại cương về việc hình thành Có hai yếu tố chính dẫn đến việc hình thành Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại (viết tắt là PTGD), nhằm tạo môi trường cho một số tín hữu Công giáo Việt Nam hải ngoại dấn thân cho Quê Hương và Hội Thánh Công Giáo Việt Nam. Thứ nhất là biến cố tôn phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam vào ngày 19/6/1988. Sau biến cố rất ý nghĩa này một ngày, một số trí thức trẻ ở Âu Châu đã cùng với Đức Ông Philippe Trần Văn Hoài gặp nhau để chia sẻ những suy tư về những khát vọng của mình. Thứ hai là giữa lúc mọi người chưa biết nên bắt đầu từ đâu, thì vào ngày lễ Thánh Gia Thất năm 1988, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II cho phổ biến Tông Huấn «Christi Fideles Laici» (= Người Tín Hữu Giáo Dân). Đây phải chăng là ý Chúa? Tông Huấn này là kết tụ kinh nghiệm bản thân của vị Giáo Hoàng đầy nghị lực và thánh thiện đã ứng xử trong bối cảnh chính trị trên quê h

Phong trào Giáo dân - Cơ sở Houston

Image
Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại Cơ sở Houston                        9)  Thư mời tham dự lễ trao giải Tự do Tôn giáo Nguyễn Kim Điền . 8)  Thiệp mời dự lễ trao giải Tự do Tôn giáo 2018 . 7)  Kết Quả Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền Năm 2018 . 6) Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại là gì? 5)  Tìm hiểu Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải ngoại . 4) Linh Đạo:  I. Phong trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại là gì? 3) Linh Đạo:  IIa. Linh Đạo Giáo Dân . 2) Linh Đạo:  IIb. Linh Đạo Giáo Dân (tiếp theo) . 1) Linh Đạo:  III. Linh đạo của Phong trào . .

Thư mời tham dự lễ trao giải Tự do Tôn giáo Nguyễn Kim Điền

Image
Thư mời PHONG TRÀO GIÁO DÂN VIỆT NAM HẢI NGOẠI Trân trọng kính mời Quý Đồng Hương Người Việt Hải ngoại, Quý Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo, Quí Vị Hội Đồng Liên Tôn, Ban Đại Diện Cộng đồng, Quí Bậc Trưởng Thượng, Quí Thân Hữu Đến tham dự Lễ Vinh Danh và Trao Giải Tự do Tôn giáo Nguyễn Kim Điền cho  Chánh Trị Sự HỨA PHI và Linh mục PHAN VĂN LỢI ● Chánh Trị Sự Hứa Phi , Trưởng Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài, thành viên sáng lập và là Đồng Chủ tịch Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, hiện đang sinh sống tại Lâm Đồng, là người đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối những đàn áp của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đối với các tín đồ Cao Đài chân truyền nói riêng và tín đồ các tôn giáo nói chung; ● và Linh mục Phan Văn Lợi , Thành viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, Đồng Chủ tịch sáng lập Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, Thành viên Sáng lập và Đại diện Khối 8406, hiện đang sinh sống tại Huế, là người đấu tranh rất kiên cường cho Tự do tôn giáo và Nhân quyền tại Việt Nam.

Linh Đạo _ III. Linh đạo của Phong trào

Linh Đạo Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải Ngoại PTGDVNHN có mục đích giúp Giáo dân: 1) Sống Đạo giữa đời 2) Đem Đạo vào đời 3) Hướng về Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, Bằng cách − nâng đỡ nhau trong tình anh chị em như trong một gia đình, − giúp nhau sống đích thực tinh thần Kitô giáo ngay trong môi trường gia đình và xã hội mình đang sống. III. Linh đạo của Phong trào   Giáo dân Việt Nam Hải ngoại A. Linh đạo chuyên biệt của PTGDVNHN Linh đạo của PTGDVNHN gồm hai phần:  – Phần chung với mọi Phong trào Giáo dân khác được trình bày trong phần Linh Đạo Giáo Dân ở trên (số II). Đó chính là phần cốt yếu của Linh đạo PTGDVNHN. – Phần riêng biệt của PTGDVNHN được trình bày dưới đây. PTGDVNHN là một trong những linh đạo đặc biệt dành cho giáo dân Việt Nam đang sinh sống tại hải ngoại, theo tinh thần của Công Đồng Vatican II (1*) và Tông Huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, nh

Linh Đạo _ II. Linh Đạo Giáo Dân (tiếp theo)

Linh Đạo Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải Ngoại PTGDVNHN có mục đích giúp Giáo dân: 1) Sống Đạo giữa đời 2) Đem Đạo vào đời 3) Hướng về Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, Bằng cách − nâng đỡ nhau trong tình anh chị em như trong một gia đình, − giúp nhau sống đích thực tinh thần Kitô giáo ngay trong môi trường gia đình và xã hội mình đang sống. II. Linh đạo Giáo dân (tiếp theo) B. Ba thiên chức của người Kitô hữu Để sống đức tin giữa lòng trần thế, sống đạo giữa đời và thánh hóa thế gian, người Kitô hữu cần ý thức ba thiên chức quan trọng của Chúa Kitô mà họ đã lãnh nhận từ Ngài khi chịu phép rửa tội, đồng thời thi hành ba thiên chức ấy trong mọi phương diện của trần thế.  Ba thiên chức ấy là: Vương Giả, Tư Tế và Ngôn Sứ mà chúng ta có thể diễn tả thành ba chức năng: Làm Chủ, Làm Lễ và Làm Chứng (1*). Ba thiên chức này phản ảnh 3 công việc của Ba Ngôi Thiên Chúa:  – Làm Chủ: là công việc của Chúa Cha, Đấng tạo dựng, điều hành